Lo lắng khi bị chảy máu chân răng khi mang thai tháng thứ 4, mẹ bầu nên làm gì để phòng tránh cũng như cách gì chữa trị hiệu quả? Các mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé, sau đây là những chia sẻ của chuyên gia về cách chăm sóc răng miệng cho mẹ bầu.
Sưng nướu, chảy máu chân răng khi mang thai tháng thứ 4 có nguy hiểm?
Hãy cười lên nào, mẹ đang mang thai đấy! Bởi vì mẹ quá tập trung vào bụng của mình, nên rất dễ bỏ sót phần răng miệng – cho đến khi nó hét toáng lên đòi quyền công bằng. Các vấn đề về răng miệng là chuyện rất thường gặp khi mẹ đang mang thai nói chung hay mang thai tháng thứ 4 nói riêng.
Thai kỳ không phải là nguyên nhân gây ra viêm nướu. Nếu phụ nữ mang thai không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thì sự thay đổi hormone không có lợi cho nướu của mẹ có thể thúc đẩy đáp ứng của mô nướu đối với vi khuẩn mảng bám, kết quả là dẫn đến tình trạng sưng đỏ, chảy máu chân răng khi mang thai. Gọi là viêm nướu thai kỳ. Những hormone đó cũng làm cho nướu mẹ trở nên nhạy cảm hơn với những mảng bám và vi khuẩn, điều này có thể làm cho vấn đề răng miệng trở nên tệ hơn ở một phụ nữ, dẫn tới viêm nướu răng (tổn thương viêm của nướu), và thậm chí gây sâu răng.
Chăm sóc răng miệng thật tốt khi mang thai tháng thứ 4
Trong giai đoạn mang thai, để giữ cho răng miệng luôn khỏe mạnh và có nụ cười tươi, mẹ cần chú ý:
Dùng chỉ nha khoa và chải răng đều đặn, sử dụng kem đánh răng có chứa flo để phòng ngừa sâu răng.Trong khi đánh răng, mẹ nên chải lưỡi, điều này cũng giúp phòng tránh được vi khuẩn răng miệng, giữ cho hơi thở được thơm tho.
Mẹ cần có cách chăm sóc răng miệng tốt để “nói không” với các bệnh răng miệng
Hỏi ý kiến nha sĩ của mẹ về loại nước súc miệng nhằm giảm vi khuẩn và loại bỏ mảng bám trên răng, bảo vệ răng và nướu của mẹ.
Nếu mẹ không thể đánh răng sau mỗi bữa ăn, hãy nhai sing-gum không đường (hoạt động nhai sẽ tăng tiết nuớc bọt, có tác dụng súc miệng, và nếu sing-gum được làm ngọt với xylitol, việc nhai sing-gum còn giúp ngừa sâu răng). Mẹ cũng có thể nhâm nhi một miếng phô mai cứng để làm giảm nồng độ acid trong miệng (loại acid gây sâu răng).
Nếu muốn bảo vệ răng miệng tốt hơn, hãy cẩn trọng với những thức ăn mẹ dùng, đặc biệt là giữa các bữa ăn chính. Chỉ ăn đồ ngọt (đặc biệt là những loại dễ dính) khi mẹ có thể chải răng ngay sau đó. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, các thực phẩm này sẽ làm khỏe nướu, giảm khả năng bị chảy máu chân răng. Đồng thời mẹ nhớ bổ sung canxi đầy đủ theo nhu cầu hàng ngày nhé, phụ nữ mang thai và cho con bú trên 24 tuổi cần khoảng 1200mg/ngày, dưới 24 tuổi cần từ 1200mg – 1500mg/ngày. Canxi rất cần thiết trong đời sống để có được hàm răng luôn chắc khỏe đấy.
Đừng quên bổ sung canxi mẹ nhé
Dù mẹ có hay không có vấn đề về răng miệng, hãy khám nha sĩ ít nhất 1 lần trong 9 tháng thai kỳ để kiểm tra và vệ sinh răng miệng, dù sao thì phòng bệnh cũng hơn chữa bệnh. Việc làm sạch răng miệng là điều rất quan trọng để loại bỏ mảng bám, chúng không chỉ là thủ phạm làm tăng nguy cơ sâu răng mà còn có thể dẫn đến sưng nướu, chảy máu chân răng khi mang thai nữa. Mặc dù vậy, mẹ không nên trám răng sâu vào lúc này mà hãy đợi sau khi sinh. Ngoài ra, mẹ có thể cạo vôi răng từ khi mang thai tháng thứ 4 tới tháng thứ 6, vì trong thời gian này, thai nhi tương đối ổn định hơn để mẹ có thể dùng bất kỳ phương pháp can thiệp răng miệng nào. Khám nha sĩ chuyên về nướu và cấu trúc xung quanh răng nếu mẹ có vấn đề về nướu trước đó.
Khi nào cần đi khám nha khoa?
Nếu mẹ nghi ngờ mình bị sâu răng hay bệnh lý răng hoặc nướu khác, mẹ nên đi khám nha sĩ hoặc khám theo lịch trước đó. Viêm nướu không điều trị có thể gây ra những bệnh lý về nướu nghiêm trọng hơn. Đi kèm với các biến chứng thai kỳ, những mảng bám không được vệ sinh sạch sẽ hay bệnh lý về răng không được điều trị có thể trở thành nguồn nhiễm trùng cho em bé(nhiễm trùng không tốt cho mẹ lẫn em bé).
Nếu không đơn thuần chỉ là vấn đề viêm nướu trong thai kỳ, nó sẽ là vấn đề khác. Nếu mẹ thấy có một cái nốt ở vùng nướu và nó chảy máu mỗi khi mẹ chải răng thì hãy đi kiểm tra. Có khả năng đó là do nhiệt miệng hay là u hạt sinh mủ (còn được nhắc tới với cái tên đáng e ngại “khối u thai kỳ”, mặc dù thực tế là nó vô hại). U hạt sinh mủ là tổn thương mạch máu trên da và niêm mạc tương đối lành tính, và chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, sự thay đổi hormone khi mang thai có thể là một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề này, xảy ra ở 5% phụ nữ mang thai và một số trường hợp sử dụng thuốc ngừa thai đường uống nhưng hiếm gặp. Nó thường gây ra những phiền toái hơn là những vấn đề khác, nốt này thường tiêu đi sau khi sinh, tuy nhiên, khi nó gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của mẹ trước khi sinh, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể giúp mẹ loại bỏ chúng.
Trên đây là chia sẻ của chuyên gia về cách chăm sóc răng miệng cho mẹ bầu, nếu cảm thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường thì mẹ bầu nên đến phòng khám để các bác sĩ có thể kiểm tra.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét