Trong điều kiện phát triển bình thường, những chiếc răng sẽ đảm bảo sát khít với nhau, đều đẹp. Nhưng khi có những căn nguyên bất thường nào đó xảy ra sẽ làm cho hàm răng bị sai lệch. Nếu nắm bắt được những nguyên nhân răng thưathật cụ thể, chúng ta sẽ biết được nên lựa chọn cách chữa trị nào là tối ưu nhất.
Sự mất cân đối giữa độ rộng khuôn răng với khung xương hàm: Đó là khi tổng kích cỡ chiều ngang của toàn hàm răng nhỏ hơn nhiều so với độ rộng của xương hàm. Bản thân độ lớn của mỗi răng không đủ che lấp hết “diện tích” mà khung hàm dành cho nó. Vì thế, giữa các răng sẽ có khoảng cách. Với nguyên nhân tại sao răng bị thưa này thì biểu hiện là hàm răng sẽ có nhiều khe thưa, với độ rộng khác nhau.
Răng mọc ngầm: Ở một số người có thể xảy ra trường hợp răng ở một vị trí nào đó thay vì trồi lên khỏi nướu thì lại ẩn ngầm trong xương hàm. Vì thế, “diện tích” của nó bị bỏ trống tạo ra kẽ răng thưa. Tình trạng này có thể dẫn đến những sai lệch khác là các răng kế cận khoảng trống này bị đổ xiên sang khoảng trống thiếu răng. Nhưng cơ bản vẫn không đủ che lấp hết toàn bộ khe thưa.
Bị thiếu mầm răng: Vẫn có những trường hợp mà răng ở vị trí nào đó bị thiếu do không có mầm răng phát triển trong xương hàm. Điều này cũng dẫn đến tình trạng tương tự như là khi có răng mọc ngầm.
Răng mọc chìa vẩu: Khoảng trước hàm răng thông thoáng nên khi các răng cửa mọc chìa ra ngoài thường có xu hướng tách nhau ra, không sát khít. Khi đó tình trạng răng thưa sẽ đi kèm với răng chìa vẩu rất mất thẩm mỹ.
Bệnh lý phát sinh quanh răng: Khi hàm răng bình thường vẫn sát khít đều đặn, nhưng theo thời gian bỗng ngày càng trở nên thưa hơn thì nguyên nhân răng thưa dần do đâu? Thường gặp nhất là bệnh nha chu, viêm nướu. Khi nướu bị viêm, vi khuẩn tấn công sẽ làm dây chằng nha chu bị đứt, làm tiêu xương ổ răng. Khi đó, mô nướu không còn được nâng đỡ sẽ trở làm cho nướu bị tụt thấp. Lúc này phần chân răng sẽ bị lộ ra khiến chúng ta cảm giác như răng bị thưa và dài thêm ra vì những chiếc chân răng (tính từ chân nướu xuống) có kích cỡ nhỏ hơn thân răng và không sát khít với nhau.
Để xác định được chính xác nguyên nhân tại sao răng lại thưa không thể chỉ qua những biểu hiện bên ngoài, hay bằng sự thăm khám chủ quan mà cần tiến hành khảo sát soi chụp toàn bộ cấu trúc hàm răng. Bằng cách đó chúng ta mới có thể “nhìn thấy” được những bất thường xảy ra trong xương hàm và dưới chân răng.
Khi bị thưa toàn hàm hoặc số lượng khe thưa nhiều và kích cỡ khe thưa lớn, việc chữa trị nên đặc biệt coi trọng vấn đề triệt để, an toàn và bảo tồn răng tối đa. Nếu có thể điều trị cho hiệu quả dược vĩnh viễn là tốt nhất để tránh phải tác động đến sự ổn định của răng quá nhiều lần trong suốt cuộc đời. Bởi vì bất cứ sự thay đổi nào đó dù nhỏ diễn ra trên răng và cung hàm cũng đều dẫn đến những kích ứng nào đó không tốt cho sức khỏe lâu dài của răng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét