Nhổ răng sữa trẻ em là vấn đề tuy đơn giản nhưng thật ra nó ảnh hưởng rất lớn đến cấu tạo hàm răng vĩnh viễn của bé sau này. Vì thế bậc phụ huynh cần quan tâm chú ý hơn trong vấn đề này. Nếu chưa có kinh nghiệm về trường hợp này bậc phụ huynh hãy theo dõi bài viết sau đây.
Có nên nhổ răng sữa sớm cho trẻ hay không?
nhổ răng sữa trẻ em
Có nên nhổ răng sữa sớm cho trẻ không sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bé ra sao. Răng sữa có một vai trò khá quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của bé, do đó việc nhổ răng sớm cũng sẽ có những tác động ít nhiều đến khả năng ăn nhai và mọc răng vĩnh viễn sau này.
Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nói, thẩm mỹ và tạo chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn sau này. Khi răng sữa bị gãy quá sớm hoặc nhổ quá sớm sẽ làm mất định hướng của răng vĩnh viễn dẫn đến mọc lệch khỏi vị trí ban đầu đồng thời làm xương hàm không phát triển bình thường, hẹp cung hàm khiến răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ và mọc chen chúc vào nhau hoặc mọc lệch, phá vỡ cấu trúc răng của trẻ, gây mất thẩm mỹ và dễ dẫn đến các bệnh về răng miệng.
Khi răng sữa bắt đầu lung lay, không nên nôn nóng nhổ sớm vì việc này sẽ khiến trẻ đau, chảy máu nhiều và dễ gây ám ảnh làm trẻ sợ việc khám chữa răng sau này.
Việc chủ động nhổ những chiếc răng khi mới bắt đầu lung lay sẽ khiến trẻ bị đau và mất nhiều máu. Ngoài ra, sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt, giảm sức nhai, sự tương tác giữa hàm trên và hàm dưới.
Bên cạnh đó, mất răng sữa quá sớm cũng có tác động đến việc phát âm, khiến cho trẻ phát âm không được tròn tiếng và ảnh hưởng đến khả năng học ngoại ngữ sau này.
Như vậy, chỉ nên nhổ răng sữa sớm khi có chỉ định cụ thể của nha sỹ. Cha mẹ không nên tự ý nhổ răng cho bé tại nhà để tránh tình trạng nhiễm trùng hoặc nhổ bị sót chân. Trẻ em sau 18 tháng trở đi, nên bố mẹ duy trì lịch đi khám răng ít nhất 6 tháng 1 lần để nha sỹ kiểm tra, phát hiện những sai khác và các vấn đề răng miệng có ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sau này.
>>Có thể bạn quan tâm:
Khi nào nên nhổ răng sữa sớm có trẻ?
Răng sữa đau, bị viêm, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần mà không khỏi thì bạn nên cho bé nhổ để khỏi ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
Răng sữa bị sâu nặng, vỡ mẻ gần hết cấu trúc, chỉ còn sót chân răng
Răng sữa bị viêm cement cấp, viêm nhiễm ở chóp răng, viêm tủy lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn.
Một khi trẻ mắc các vấn đề răng miệng nguy hiểm thì việc nhổ răng sữa là cần thiết để tránh những biến chứng về sau, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Nhổ răng sữa thực hiện như thế nào an toàn, không đau?
Đối với những răng sữa có thân răng tốt, chân răng tiêu, răng lung lay nhiều: bác sĩ sẽ bôi tê quanh nướu rồi nhổ răng bằng kìm nha khoa chuyên dụng.
Với những chiếc răng sữa có lỗ sâu quá lớn, chân răng có thể chỉ mới tiêu một phần, việc nhổ các răng này rất dễ ảnh hưởng đến các mầm răng vĩnh viễn. Lúc này, bác sĩ sẽ chụp một phim X- quang để xem xét, có thể phải nhổ theo cách chia chân. Nếu bình thường thì gây tê để nhổ răng bằng dụng cụ nạy và kìm nha khoa.
Đến với Nha Khoa KIM bậc phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về các dịch vụ nhổ răng sữa cho bé cũng như được nhổ răng sữa miễn phí.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét