Bệnh hôi miệng gây cho chúng ta nhiều phiền toái, đặc biệt là khiến ta mất tự tin khi phải giao tiếp với người khác. Bệnh hôi miệng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em. Vậy tre em bi hoi mieng la benh gi, hay chỉ do thức ăn khiến hơi thở nặng mùi. Bậc phụ huynh hãy tìm đáp án ở bài viết sau nhé.
Nguyên nhân trẻ bị hôi miệngHơi thở có mùi thường chủ yếu là do sự sinh sôi của các vi khuẩn, những mảng bám và mẩu thức ăn thừa tích tụ lại trong khoang miệng. Những yếu tố dưới sẽ góp phần gia tăng sự hôi miệng ở trẻ:
Vệ sinh răng miệng kém.
Khô miệng.
Hay thở bằng miệng.
Thói quen mút tay, ngậm ti giả.
Trẻ hay bị nôn trớ thức ăn.
Nhiễm trùng ở miệng (sâu răng, loét miệng, mảng bám tích tụ, phẫu thuật miệng).
Một cái gì đó kẹt trong mũi.
Những thực phẩm có mùi nồng như tỏi, hành, một số loại gia vị, rượu,…
Một số loại thuốc men.
Do bệnh: dị ứng, nhiễm trùng xoang, viêm amiđan,…
Các cách chữa cho trẻ em bị hôi miệng1. Vệ sinh răng miệng.
Đánh răng 2-3 lần mỗi ngày, sau khi ăn cơm và trước khi đi ngủ.
Với trẻ nhỏ, chưa thể đánh răng, bạn có thể dùng 1 miếng gòn, gạc sạch tẩm nước sạch rơ lưỡi, răng, nướu sau khi ăn hoặc bú.
Làm sạch lưỡi mỗi ngày. Bạn có thể dùng khăn lau hoặc bàn chải dành cho lưỡi được bán khá nhiều trên thị trường.
Dùng chỉ nha khoa, ít nhất 1 lần/ngày.
Dùng nước súc miệng hoặc nước muối loãng.
2. Chế độ ăn uống.
Cân bằng dinh dưỡng, không ăn quá nhiều chất béo.
Hạn chế ăn vặt bằng những đồ ăn nhanh nhiều gia vị, thức uống có gas mà thay vào đó là những đồ ăn nhẹ, trái cây tươi.
Giảm bớt dùng các loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi,ớt,…và thức ăn nhiều gia vị.
Giảm bớt uống cà phê.
Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều vitamin C để tăng cường chống nhiễm khuẩn và vitamin D giúp răng chắc khỏe, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn.
Sử dụng một số loại thảo mộc hoặc nước uống tự làm như: lá bạc hà, chanh muối, trà xanh,…
3. Thói quen sinh hoạt.
Hạn chế nhai kẹo cao su nhiều đường, thay vào đó có thể dùng xylitol.
Thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần.
Giữ cho miệng của bạn luôn ẩm, đơn giản nhất là uống nước.
Chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách.
Một số thanh thiếu niên hiện nay bắt chước uống bia, rượu và hút thuốc lá từ rất sớm. Bạn nên giúp trẻ hiểu được tác hại của chúng và ngăn không cho sử dụng.
4. Điều trị y tế.
Hầu hết các chứng hôi miệng đều được giảm bớt nhờ việc vệ sinh và thay đổi thói quen ăn uống; nhưng nếu hiện tượng này kéo dài bạn cần cho bé đi khám để tìm rõ nguyên nhân và chữa trị tận gốc.
Một số trẻ bị hôi miệng kinh niên (mãn tính) hoặc gặp một vấn đề nào đó về sức khỏe.
Bệnh hôi miệng ở trẻ đa phần do ý thức vệ sinh răng miệng kém, vì thế bậc phụ huynh nên tập cho bé thói quen đánh răng mỗi ngày 2-3 lần, để đảm bảo hơi thở thơm mát, dễ chịu cho bé nhé.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét