Hôi miệng là căn bệnh khá phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi đa số ở người trưởng thành. Bệnh hôi miệng tuy không ảnh hưởng sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, đặc biệt là trong công việc. Bài viết sau đây sẻ đề cập đến những nguyen nhan hoi mieng phổ biến nhằm giúp bạn phòng tránh.
Vì sao miệng của bạn lại có mùi khó chịu?
Bệnh nhân bị bệnh hôi miệng có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sau:
1. Do vệ sinh răng miệng không đúng cách
– Khoang miệng là môi trường ẩm ướt, thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Khoang miệng chứa hàng triệu vi khuẩn là nguyên nhân của hầu hết các triệu chứng hôi miệng
– Do việc giữ vệ sinh răng miệng không hiệu quả và đúng cách dẫn đến các bệnh về răng như sâu răng, nha chu, nhiễm trùng nướu răng… là nguyên nhân gây hôi miệng.
– Khi ăn, một số mẫu thức ăn nhỏ còn sót lại trong kẽ răng, hốc răng sâu bên trong bị vi khuẩn phân hủy gây ra mùi hôi.
– Ăn phải những thức ăn có mùi nồng, dễ bay hơi như hành, tỏi, củ kiệu, thức ăn nhiều chất béo.
2. Bị khô miệng
– Lượng nước bọt tiết ra không đủ để làm sạch răng, các mô và giữ cân bằng các chất có trong miệng. Miệng khô dẫn đến việc tạo ta một số tế bào chết ở răng, nướu, lưỡi làm cho các vi khuẩn nhanh chóng tập trung phân hủy gây nên mùi hôi.
3. Bị mắc các căn bệnh về sức khỏe gây nên hôi miệng
– Nhiễm trùng phổi mãn tính, ung thư phổi, viêm phổi hoặc có vật lạ trong mũi.
– Bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm amygdale, viêm nhiễm đường hô hấp.
– Lỡ miệng, nhiệt miệng kết hợp với bệnh viêm nha chu.
– Bị thoát vị thực quản hay chứng trào ngược dạ dày, có lỗ rò giữa thực quản và dạ dày.
– Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường.
Mùi hôi miệng do đâu mà có?
Mùi hôi ở miệng phần lớn là do các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi được gọi là VSC (Volatiti Sulfur Compounds). người ta tính ra có tới 400VSC khác nhau trong hơi thở của một người trung bình. Nhưng 3 chất chính gây ra hôi miệng đó là:
Hydrogen sulfide (H2S): có mùi hôi trứng thối.
Methyl Mercaptan (CH3SH) là chất pha vào gaz để nhận biết khi gaz xì vì có mùi rất nồng.
Dimethyl sulfide (CH3SCH3)
Một khi các hợp chất này hình thành ở miệng thì nó được hoà tan trong nước bọt và được ngấm vào màng niêm trong miệng nhờ đó ta không bị hôi miệng.
Nếu các hợp chất này hình thành quá nhiều, vuợt qua khả năng hấp thu của nước bọt và màng niêm trong miệng, thì khi đó có mùi hôi và khi nồng độ mùi hôi tăng cao ở mức mà người đối diện cảm nhận được, lúc đó ta bị chứng hôi miệng.
Các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi này là do các vi khuẩn chuyển hóa các chất bã hiện diện trong hốc miệng như mảnh vụn thức ăn, xác vi khuẩn, và các tế bào bong tróc từ niêm mạc miệng. Các vi khuẩn gây hôi miệng này là các vi khuẩn kỵ khí( chỉ phát triển trong điều kiện không có oxy) nên chúng thường trú ẩn dưới mảng bám răng, trong khi nướu, trong túi nha chu và giữa những khe của niêm mạc lưng lưỡi.
Như vậy, bất cứ bệnh lý, tình trạng nào trong miệng khiến cho vi khuẩn và các chất bã tích tụ, khi đó quá trình phân huỷ xảy ra và mùi hôi hình thành. Những tình trạng, bệnh lý thường gây hôi miệng nhất là vệ sinh răng miệng kém, lưỡi bẩn, bệnh nha chu, khô miệng.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong phòng tránh căn bệnh này.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét