Tre bi hoi mieng la benh gi? Là thắc mắc chung rất nhiều phụ huynh với tậm trạng lo lắng không khi đột nhiên thấy trẻ bị hôi miệng. Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc trên.
Trẻ bị hôi miệng là bệnh gì?
– Triệu chứng của bệnh hôi miệng
Đó là triệu chứng thường gặp ở bệnh hôi miệng, bệnh này không chỉ có ở người lớn mà ngay cả các bé từ 2 tuổi trở lên cũng có thể gặp. Chính vì lý do này mà các bậc phụ huynh rất lo lắng và tìm mọi cách để chữa trị cho con.
Vì sao trẻ bị hôi miệng?
Tại sao trẻ bị hôi miệng là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ chưa biết rõ nguyên nhân dẫn đến hôi miệng ở trẻ nhỏ. Hôi miệng ở trẻ là tình trạng tương đối hiếm. Nó thường xuất hiện ở trẻ tập đi vì khi đó, nhiều loại thức ăn gây nên vi khuẩn trong miệng và có mùi hôi. Khi mới thức dậy, nếu miệng có mùi hôi thì đấy là chứng bệnh bị hôi miệng buổi sáng. Vậy nguyên nhân vì sao trẻ bị hôi miệng?
– Nguyên nhân chủ yếu làm cho trẻ bị hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không đảm bảo. Các bé chưa thể ý thức được nên không thể tự đánh răng, làm sạch miệng, do đó, vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển.
– Các thói quen xấu của các bé như mút tay, hay ngậm ti giả, ngậm đồ chơi cũng làm gia tăng nguy cơ gây hôi miệng vì ở tay hoặc những đồ vật này đều chứa rất nhiều vi khuẩn.
– Các bệnh viêm lợi, áp xe xương ổ răng cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Lúc này cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để khám và chữa trị sớm, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng và rụng răng của các bé.
– Các dị vật trong mũi, chảy nước mũi cũng có thể làm cho miệng có mùi hôi.
– Trẻ bị xoang, viêm nhiễm đường hô hấp, viêm phế quản cũng có thể gây hôi miệng.
– Các chứng bệnh trào ngược dạ dày hoặc bé bị nôn, trớ sau khi ăn cũng là nguyên nhân tại sao trẻ bị hôi miệng.
Trẻ bị hôi miệng phải làm sao?
Trẻ bị hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây nên, vậy trẻ bị hôi miệng phải làm sao? Một số cách dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa và chữa trị bệnh hôi miệng ở trẻ.
Cha mẹ giúp trẻ tạo thói quen vệ sinh răng miệng
1. Vệ sinh răng miệng cho trẻ– Việc vệ sinh răng miệng cho bé đóng vai trò quan trọng khi điều trị hôi miệng cho trẻ. Sau khi trẻ ăn xong, các mẹ có thể lấy khăn sạch nhúng qua nước để lau răng, làm sạch các mảnh vụn thức ăn còn sót lại, dùng dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch lưỡi cho bé.
– Với những bé lớn hơn, tầm hơn 3 tuổi, nên hướng dẫn trẻ cách đánh răng, súc miệng hằng ngày. Nếu bé chưa quen, nên tập đánh răng với bàn chải không có kem, sau này bé biết cách mới dùng đến loại thuốc đánh răng dành riêng cho trẻ
– Rửa và khử trùng những đồ bé hay mút như ti giả, đồ chơi. Thậm chí nên hạn chế không cho bé mút.
– Dùng nước muối loãng để bé súc miệng hàng ngày.
2. Lưu ý chế độ ăn uống
– Hạn chế cho trẻ ăn một số gia vị, món ăn có mùi như tỏi, hành, cari..
– Thực hiện duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cho bé, hạn chế đường, chất béo bởi đây là nguyên nhân gây ra sâu răng, viêm lợi. Tăng cường, bổ sung thêm các loại rau xanh, hoa quả cho bé để các mảnh vụn thức ăn thừa sẽ bị rửa trôi mà không bám lại trên răng.
3. Chữa bệnh hôi miệng cho bé bằng những biện pháp tự nhiênKhi trẻ bị hôi miệng, ngoài việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng sạch sẽ, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số cách điều trị hôi miệng tại nhà từ nguyên liệu tự nhiên sau đây:
–
Cách chữa bệnh hôi miệng cho trẻ với mật ong
Chữa hôi miệng cho trẻ bằng mật ong khá hiệu quả
Cách làm: Dùng 2 thìa mật ong và 1 thìa bột quế pha vào nước ấm, dùng nước này cho bé súc miệng ngày 2 lần sáng, tối để khoang miệng sạch sẽ, mùi hôi được hạn chế.
– Tinh dầu tràm: Dùng 1 -2 giọt tinh dầu tràm nhỏ vào bàn chải để đánh răng, tinh dầu tràm vừa có thể sát khuẩn, vừa làm cho miệng thơm tho, tươi mát.
– Chanh tươi: Dùng nước cốt chanh pha với muối để súc miệng hằng ngày. Axit trong chanh có tác dụng khánh khuẩn, làm sạch răng miệng.
4. Cho bé đi khám định kì
Trẻ cũng cần được đi khám kiểm tra sức khỏe răng miệng định kì. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên chủ quan mà nên lập một thời gian biểu cho bé đi gặp bác sĩ, từ khi bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, thì nên 6 tháng nên đi khám định kì 1 lần để bảo vệ răng miệng cho bé tốt hơn.
Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia về nguyên nhân cùng cách điều trị hôi miệng cho bé, hy vọng sau bài viết này bậc phụ huynh có thể chăm sóc răng miệng cho bé nhà tốt hơn. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích hãy share bài viết này để mọi người có thể tham khảo nhé.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét