Hôi miệng là tình trạng phổ biến hiện nay, hôi miệng gây tự tin trong giao tiếp. Những phương pháp chống hôi miệng như nhai kẹp sing gum hay ăn uống thì chỉ có tác dụng tạm thời. Bài viết này sẽ cung cấp những cách trị hôi miệng hiệu quả cũng như chọn nơi khám bệnh hôi miệng ở đâu.
Một số thực phẩm, bệnh tật và thói quen có thể gây ra hôi miệng. Trong nhiều trường hợp có thể cải thiện hơi thở chỉ bằng các biện pháp vệ sinh răng miệng đơn thuần. Một khi các biện pháp tự chăm sóc đơn giản không giải quyết được vấn đề thì cần đi khám răng hàm mặt hoặc khám tổng quát để kiểm tra xem có bệnh lý tiểm ẩn nào khác có thể gây ra hôi miệng không.
>>
Cách trị hôi miệng vĩnh viễn
Triệu chứng
Mùi hôi của hơi thở thay đổi tùy theo nguyên nhân gây ra. Do khó tự đánh giá, nhiều người đã lo lắng thái quá về hơi thở của mình dù rằng họ chỉ hơi hôi miệng chút ít hoặc thực sự không bị hôi miệng. Ngược lại, nhiều người khác có hơi thở rất hôi nhưng vẫn không hay biết. Do đó, nên nhờ bạn bè hoặc người thân giúp xác định các vấn đề về hơi thở của mình.
Khi bị hôi miệng nên chú ý trước tiên đến các biện pháp vệ sinh răng miệng: Kiểm tra xem có sâu răng hay không, nên chải răng, nạo sạch lưỡi sau khi ăn, dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng và uống nhiều nước.
Nếu hôi miệng vẫn tiếp diễn, nên đi khám răng. Nếu bác sĩ nha khoa nghi ngờ một vấn đề khác nghiêm trọng hơn có thể gây hôi miệng, họ sẽ hướng dẫn bệnh nhân đến một bác sĩ tổng quát để được kiểm tra kỹ lưỡng và toàn diện hơn.
Nguyên Nhân
Hơi thở hôi đa phần có nguyên nhân xuất phát từ miệng. Tuy nhiên, còn khá nhiều nguyên nhân khác có thể gây hôi miệng, bao gồm:
Thực phẩm: Sự phân hủy của các mẩu thực phẩm trong và chung quanh răng có thể gây ra mùi hôi. Ăn các thức ăn có chứa các loại tinh dầu đặc trưng cũng là nguyên nhân gây hơi thở hôi. Hành, tỏi là những ví dụ rõ nét nhất, nhưng các loại rau củ và gia vị khác cũng có thể gây ra hơi thở hôi. Sau khi những thực phẩm này được tiêu hóa, các tinh dầu được hấp thu vào máu, di chuyển đến phổi và bài tiết ra qua hơi thở cho đến khi thức ăn được cơ thể loại bỏ hoàn toàn.
Các vấn đề về nha khoa: Vệ sinh răng miệng kém và bệnh nha chu có thể là nguyên nhân gây ra hơi thở hôi. Nếu không chải răng và dùng chỉ tơ nha khoa hàng ngày, các mẩu thức ăn còn lại trong miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tiết ra các chất hóa học như hydrogen sulfide - một hợp chất có mùi trứng thối đặc trưng.
Khô miệng: Nước bọt giúp làm sạch miệng, loại bỏ các phần tử có thể gây ra mùi hôi thối. Tình trạng miệng khô (bệnh khô miệng) có thể góp phần khiến hơi thở hôi do sản xuất nước bọt giảm. Khô miệng thường xảy ra một cách tự nhiên trong khi ngủ, dẫn đến hơi thở hôi vào buổi sáng. Khô miệng sẽ nặng hơn nếu ngủ mở miệng. Một số thuốc có thể dẫn đến khô miệng mạn tính. Ngoài ra còn có thể do những bệnh lý khác của tuyến nước bọt.
· Thuốc lá: Hút thuốc lá gây khô miệng và gây ra mùi hôi miệng đặc trưng rất khó chịu. Người hút thuốc lá còn nhiều khả năng mắc bệnh viêm nha chu, nguyên nhân góp phần gây hơi thở hôi.
Điều Trị
Điều trị hôi miệng tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu hơi thở hôi do một tình trạng sức khỏe cơ bản nào đó, nha sĩ sẽ giúp hướng dẫn bệnh nhân kiểm soát vấn đề này một cách tốt hơn. Nếu hôi miệng do các nguyên nhân từ mũi xoang, amidan, v.v…, bệnh nhân sẽ được giới thiệu đến điều trị tại chuyên khoa tai mũi họng. Các biện pháp khác về răng miệng có thể bao gồm việc sử dụng một số loại nước súc miệng, kem đánh răng hoặc điều trị tích cực các bệnh về răng.
• Nước súc miệng và kem đánh răng. Nếu hơi thở hôi do tích tụ của vi khuẩn (mảng bám) trên răng, nha sĩ có thể khuyên dùng các nước súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn. Nghiên cứu cho thấy các dung dịch súc miệng có chứa cetylpyridiniumchloride và chlorhexidine giúp ngăn ngừa việc sản sinh các chất hóa học gây ra hôi miệng. Các hoạt chất khác, nhưchlorine dioxide và kẽm, là chất giúp khử mùi hôi gây ra bởi sản phẩm phụ của vi khuẩn. Nha sĩ có thể đề nghị dùng kem đánh răng chứa chất kháng khuẩn để diệt các vi khuẩn gây tích tụ mảng bám.
• Điều trị các bệnh về răng. Nếu phát hiện bệnh về nướu răng, bệnh nhân sẽ được giới thiệu đến chuyên gia về nha chu. Bệnh nướu răng gây lỏng nướu tạo ra khoang tích tụ cho vi khuẩn gây mùi. Đôi khi các vi khuẩn này chỉ có thể được loại trừ bằng các phương pháp tẩy sạch chuyên biệt. Nha sĩ còn có thể khuyên phục hồi các răng hư tổn, là nơi sinh sản tốt cho vi khuẩn.
Điều trị hôi miệng không khó, nếu biết cách chọn địa chỉ nha khoa phù hợp cùng với cách chăm sóc răng miệng bạn hoàn toàn sẽ loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét