Có nên lấy cao răng không vẫn còn khiến nhiều người hoài nghi về tác dụng của nó. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ tác dụng về lấy cao răng.
1. Cao răng là gì?
Cao răng là mảng bám dạng cứng trên răng, có màu đen hoặc vàng nhạt. Đây là tổng hợp của các thành phần carbonat, phosphate, cặn mềm (vụn thức ăn) và các chất khoáng trong môi trường miệng.
2. Những “nguy cơ” của cao răng
>
Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không
Cao răng được vi như một ổ bệnh nguy hiểm trong khoang miệng. Hầu hết bệnh răng miệng đều phát sinh từ cao răng. Sâu răng, hôi miệng, viêm nướu,… tất cả đều do cao răng trực tiếp gây ra
Trong cao răng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ, sinh sôi và phát triển. Đặc biệt, cao răng còn lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu và nước bọt. Những tích tụ này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều bệnh răng miệng hoặc làm cho bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các bệnh có phổ biến nhất bao gồm: viêm nướu dẫn đến tiêu xương ổ răng, tụt nướu, ê buốt, bệnh nha chu gây chảy máu, hôi miệng ê buốt, răng lung lay, bệnh viêm niêm mặc miệng,…
Ngoài nhưng bệnh đi kèm kể trên thì cao răng bám sẽ làm cho răng trở nên mất thẩm mỹ bởi dù là màu vàng hay màu đen đều khiến cho bạn không còn tự tin với nụ cười của mình.
Với những tác hại kể trên, thì việc bạn thắc mắc có nên đi lấy cao răng không là không thực sự cần thiết. Hẳn nhiên, bạn không nên duy trì mầm bệnh lâu dài trong khoang miệng nếu không muốn gặp vấn đề do những chiếc răng gây ra.
Lấy cao răng thực chất chỉ là kỹ thuật răng thẩm mỹ đơn giản, tác động vào mảng bám cao răng, đánh bật chúng ra khỏi bền mặt răng. Thao tác này hoàn toàn không tổn hại gì tới răng và nướu nếu được thực hiện đảm bảo. Lấy cao răng cũng đồng nghĩa với việc bạn đang loại trừ ổ bệnh và không xâm lấn tới răng cũng như nướu nên hoàn toàn vô hại. Chỉ cần bạn lưu ý lựa chọn địa chỉ lấy cao răng uy tín có công nghệ đảm bảo để tránh tình trạng đau, chảy máu và viêm nhiễm do lấy cao răng không đảm bảo.
Lấy cao răng tuy tốt cho sức khỏe răng miệng nhưng chu kỳ lấy cao răng không nên quá ngắn. Khoảng cách giữa các lần lấy cao răng không nên quá gần nhau. Bởi sau mỗi lần lấy cao răng, tuy không xâm lấn răng, nhưng bề mặt bên ngoài của răng ít nhiều bị kích ứng. Cho nên, sau mỗi lần tách cao, răng cần có đủ thời gian thư giãn và hồi phục lại sức khỏe.
Các bạn nên lấy cao răng theo chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất là nên đến khám răng miệng định kì để các bác sĩ quyết định có nên lấy cao răng hay không.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét