Vôi răng và mảng bám vi khuẩn chính là thủ phạm gây ra những bệnh lý răng miệng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Lấy cao răng và chữa trị kịp thời sẽ giúp bảo vệ răng miệng được chắc khỏe hơn.
Vôi răng là gì?
Vôi răng được hình thành từ các mảng vụn thức ăn, các mảng bám tích tụ lâu ngày trên răng, theo thời gian bị vôi hóa tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, tạo thành các mảng vôi có màu vàng nâu bám quanh răng, cổ răng và dưới nướu răng.
|
Vôi răng hình thành do vệ sinh chăm sóc răng miệng không đúng cách |
Tác hại của vôi răng?
Vôi răng bám trên bề mặt răng gây mất thẩm mỹ,
nguyên nhân của bệnh hôi miệng và cản trở việc vệ sinh răng miệng. Trên bề mặt vôi răng luôn có vi khuẩn. Vi khuẩn này lên men đường trong thức ăn tạo acid có thể làm hỏng men răng và gây sâu răng. Nghiêm trọng hơn nữa, vi khuẩn trong vôi răng gây kích thích và tổn hại đến nướu răng gây viêm nhiễm, làm nướu răng sưng đỏ, đồng thời có triệu chứng chảy máu chân răng. Khi quá trình viêm nhiễm này kéo dài, phần xương và mô nâng đỡ xung quanh răng không thể hồi phục dẫn đến việc hình thành các túi nha chu, làm mưng mủ, nhét thức ăn, tụt nướu, tiêu xương, làm răng lung lay và cuối cùng dẫn đến rụng răng. Đây là tình huống xấu nhất có thể xảy ra nếu không điều trị các bệnh lý do vôi răng gây ra.
|
Vôi răng gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng |
>
Cách trị bệnh hôi miệng hiệu quả nhất
Vôi răng đe dọa đến sức khỏe răng miệng của chúng ta, tuy nhiên sự hình thành vôi răng ít ai chú ý đến, nhiều người còn xem nhẹ sự xuất hiện của vôi răng nên không đến khám và cạo vôi răng theo định kỳ. Khi tình trạng nghiêm trọng hơn, vôi răng hình thành các mảng bám cứng mới phát hiện thì lúc này các bệnh liên quan đến răng miệng đã bắt đầu diễn biến nghiêm trọng. Vì vậy, theo lời khuyên của các nha sĩ, cạo vôi răng định kỳ 4-6 tháng/lần có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh lý nha chu.
Phòng ngừa sự hình thành vôi răng như thế nào?
- Chải răng đúng cách với kem đánh răng có fluor.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn còn sót ở vùng kẽ răng.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế lượng thức ăn nhiều đường và bột.
- Không hút thuốc.
- Khi cao răng hình thành, nhanh chóng đến nha sĩ để loại bỏ vôi răng.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp mọi người hiểu được vôi răng là gì và tác hại của vôi răng như thế nào. Nếu ai chưa biết chắc chắn răng hàm mình có vôi răng hay không, và răng có thật sự chắc khỏe, hãy nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét