Chụp răng là phương pháp bọc mão răng sứ giúp khôi phục vẻ bề ngoài cũng như chức năng ăn nhai cho những răng bị khiếm khuyết hay mắc khuyết điểm. Tuổi thọ của phương pháp này là một trong những mối quan tâm hàng đầu của khách hàng. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ trung tâm nha khoa sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “sau bao lâu phải làm lại chụp răng ?”
Răng sứ được chia thành 2 loại cơ bản: răng sứ kim loại và răng sứ không kim loại ( răng toàn sứ ).
Mỗi loại mang một đặc điểm và tính chất khác nhau.
Răng sứ kim loại được cấu tạo phần khung bằng hợp kim ở trong và lớp sứ bên ngoài. Hợp kim đó thường là: niken – crom, răng sứ tian hay răng sứ kim loại quý.
Vì mang tính chất kim loại nên dòng răng này sau khoảng 3-5 năm sử dụng thì khung kim loại thường bị lộ ra ngoài, nướu bị tụt ít nhiều gây đen viền nướu. Vì vậy, lúc này răng bị mất thẩm mỹ, nhất là phục hình này là nhóm răng cửa. Vì vậy, phục hình thay mới là điều cần thiết nếu bạn cần đảm bảo vẻ đẹp cho răng.
Không như vậy, dòng răng toàn sứ với 100% được làm bằng sứ nguyên chất nên không gặp phải hạn chế mà dòng răng kim loại mắc phải. Dòng răng toàn sứ có tuổi thọ hàng chục năm, thậm chí là đến suốt đời nếu bệnh nhân có sự chăm sóc, bảo vệ răng miệng tốt.
Độ bền của cùi răng
Cùi răng thật đóng vai trò như một điểm tựa vững chắc, nâng đỡ cho mão răng sứ ở trên. Mài cùi là thao tác bắt buộc khi làm chụp răng. Tuổi thọ của chụp răng sẽ rất lâu nếu cùi răng vẫn giữ được sự chắc khỏe bền vững trên cung hàm. Còn ngược lại, nếu răng sinh lý có dấu hiệu bị suy yếu, mắc bệnh lý hay lung lay thì sớm muộn gì mão răng ở trên cũng không được giữ vững. Bệnh nhân buộc phải chỉnh sửa hoặc phục hình chụp răng mới.
Chế độ chăm sóc răng miệng của bệnh nhân
Sau khi làm chụp răng, bệnh nhân vẫn phải giữ gìn chế độ chăm sóc răng miệng tốt như:
Thói quen đánh răng đầy đủ 2 lần / ngày.
Sử dụng kết hợp nước súc miệng, chỉ tơ nha khoa để loại bỏ mảng bám.
Đặc biệt là với chụp răng, bạn cần hạn chế sử dụng những loại thức ăn cứng và dai. Bởi việc nhai cắn những loại thức ăn này sẽ tác động lực khá lớn lên mão răng. Nếu chẳng may vô tình chạm phải vật gì cứng thì nguy cơ răng bị vở, mẻ rất dễ xảy ra.
Bên cạnh đó, nếu thực hiện chụp răng cho những răng hàm thường xuyên phải ăn nahi, chịu lực nhiều thì khả năng mão răng sứ bị tổn thương thường cao hơn so với nhóm răng cửa, không phải chịu nhiệm vụ chính trong việc ăn nhai.
Sau bao lâu phải làm lại chụp răng ? Câu này không thể trả lời thời gian một cách cụ thể được. Bởi nó còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nêu trên.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét