Chào bác sĩ Kim, đã 2 năm kể từ lúc em bọc sứ cho 2 chiếc răng cửa, em còn băn khoăn răng sứ có tuổi thọ bao lâu để em có thể chuẩn bị trước kinh phí thực hiện. Cám ơn bác sĩ! (Thúy Diễm-Hải Phòng)
Trả lời:
Chào Thúy Diễm, rất cảm ơn em tin tưởng và đặt câu hỏi cho nha khoa Kim, về vấn đề răng sứ có tuổi thọ bao lâu chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Độ bền của răng sứ chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng cùi răng (răng thật được mài nhỏ đi) và mão răng sứ lựa chọn trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, yếu tố giữ gìn, chăm sóc của chính bệnh nhân cũng góp phần rất quan trọng vào yếu tố duy trì độ bền sử dụng lâu dài của răng sứ.
Trước hết xin nói về răng sứ:
Răng sứ là một loại răng đặc biệt, được cấu tạo gồm hai thành phần là sườn (lõi phía trong của răng) và lớp sứ phủ ở bên ngoài.Răng sứ có nhiều loại, phụ thuộc vào vật liệu được sử dụng để chế tạo ra sườn như kim loại, Titanium, vàng,…
Nhưng tựu chung lại, có thể chia răng sứ thành hai loại cơ bản là răng sứ có kim loại (sườn răng được chế tạo bởi kim loại hoặc hợp kim có kim loại) và răng toàn sứ không kim loại.
Răng có sườn bằng kim loại
Kim loại, một trong những tính chất vật lý của nó là bị oxy hóa. Răng sứ được chế bảo bởi kim loại sau một thời gian sử dụng nhất định sẽ bị oxy hóa. Đây chính là thời điểm kết thúc sứ mạng của nó. Lúc này nó cần phải được thay lại bằng răng sứ mới.
Răng sứ tồn tại được bao nhiêu năm, răng sứ kim loại sau một thời gian sử dụng sẽ bị đen viền chân răng
Răng toàn sứ không kim loại đã khắc phục được nhược điểm này. Có nghĩa là nó không bị oxy hóa hay gây ra tác dụng gì đối với mô nướu răng. Trừ trường hợp bị bể, mẻ thì răng toàn sứ không kim loại có thể đánh giá độ bền sử dụng tương đương với răng thật.Răng sứ tồn tại được bao nhiêu năm phụ thuộc chất liệu răng sứ
Răng toàn sứ cao cấp sẽ có chức năng thẩm mỹ và độ bền sử dụng tương đương với răng thật
>>
Xem thêm: độ bền răng sứ titanVấn đề thứ hai là Cùi răng.
Điều trị theo phương pháp này, răng cần điều trị sẽ được mài nhỏ đi. Thường là mài đi hết lớp men răng. Sau đó, mão răng sứ sẽ được thực hiện để thay thế lớp men răng đó. Kỹ thuật mài cùi của bác sĩ gần như quyết định đến độ bền của cùi răng. Răng chỉ được mài đi theo một tiêu chuẩn nhất định, không được mài đi quá nhiều và cũng không được quá ít. Mài đi quá nhiều sẽ dễ gây kích thích tủy răng trong quá trình sử dụng sau này – đối với răng còn sống; sẽ làm cho cùi dễ bị gãy đối với răng đã chết tủy. Mài đi quá ít sẽ làm cho răng sứ không đẹp và dễ gây cộm khớp cắn sau này.
Đối với những răng không phải chữa tủy, còn nguyên vẹn, cứng chắc và nếu được bọc bởi mão răng toàn sứ thì có độ bền sử dụng như răng thật.Nếu được bọc bởi mão răng kim loại thì sẽ chịu sự chi phối của độ bền răng kim loại. Ví dụ răng kim loại thì sử dụng được khoảng 5 năm, răng Titan sử dụng được khoảng 10 năm,…
Đối với những răng đã chữa tủy thì tuổi thọ của cùi răng sẽ bị giảm đi theo thời gian. Tủy răng chính là nguồn sống của răng. Chữa tủy răng sẽ làm cho răng bị vôi hóa và theo thời gian sẽ dễ bị nứt, gãy.
Răng sứ tồn tại được bao nhiêu năm còn phụ thuộc vào một số yếu tố:
– Vị trí của răng: răng phía trước, răng hàm.
Vị trí răng ảnh hưởng tới ngoại lực tác động nên răng. Răng hàm chịu nhiều lực nhai nên nếu ăn nhiều đồ cứng, tuổi thọ răng sứ có thể giảm.
– Mô răng còn lại nhiều hay ít.
Đối với răng bị chấn thương gây vỡ lớn, sâu lớn, mô răng còn lại ít thì tuổi thọ của cùi răng cũng giảm. Cùi răng yếu thì răng sứ yếu. Có nhiều trường hợp, mô răng bị mất nhiều phải được gia cố bằng chốt hoặc làm cùi giả bằng kim loại.
-Kỹ thuật mài răng của bác sĩ:
Bác sĩ nhiều kinh nghiệm sẽ xử lý cùi răng tốt hơn
– Việc chăm sóc, giữ gìn của bệnh nhân
Răng sứ sau khi điều trị cũng phải được chăm sóc giống như với răng thật trong vấn đề ăn nhai cũng như giữ gìn vệ sinh.
+ Đối với răng sứ (cũng như răng thật) chúng tôi đều khuyên bệnh nhân không nên ăn cắn những đồ ăn quá cứng, quá dai hay quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi những lực tác động mạnh hoặc sự kích thích nhiệt độ đột ngột sẽ làm tổn hại cho răng.
+ Hạn chế tối đa việc va đập mạnh
+ Giữ gìn vệ sinh bằng việc đánh răng đúng cách hàng ngày (tham khảo thêm thông tin chi tiết về việc hướng dẫn đánh răng đúng cách tại đây) và duy trì việc cạo vôi răng định kỳ cứ mỗi 6 tháng/1 lần.
Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn thỏa những thắc mắc của mình, bạn cũng có thể đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ có thể kiểm tra để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét