Cao răng là một khái niệm không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên cao răng là gì và được hình thành từ đâu, bản chất thực sự của nó chắc hẳn ít ai nắm rõ. Bài viết sau đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này.
Cao răng là gì?
Cao răng được hình thành trong quá trình ăn uống sinh hoạt của chúng ta mà ít người để ý. Sau khi ăn khoảng từ 15-30 phút trên bề mặt răng sẽ hình thành một lớp màng mỏng, nếu không được làm sạch vi khuẩn sẽ kéo đến tích tụ ngày một dày lên gọi là mảng bám. Vi khuẩn chiếm khoảng 90-95% trọng lượng mảng bám, còn lại là các tế ào vật chủ khuôn hữu cơ, icon vô cơ. Khi mảng bám còn mèm có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ tơ nha khoa. Nhưng khi tồn tại lâu mảng bám vôi hóa bởi các muối vô cơ trong nước bọt, thức ăn, sự lắng đọng sắt của huyết thanh...trở nên cứng hơn, bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi, đó chính là cao răng.
 |
Cao răng hình thành gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng |
>>
Lấy cao răng hết bao nhiêu tiền
Cao răng tồn tại có gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng?
Tại sao các nha sĩ lại khuyên bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và lấy cao răng 4-6 tháng/lần. Chính bởi lo ngại cao răng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng của chúng ta. Khi cao răng hình thành mảng bám màu vàng nâu hoặc nâu đỏ ở trên thân răng, quanh cổ răng, thì chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường và có thể sử dụng chỉ nha khoa hay các biện pháp làm sạch cao răng tại nhà. Tuy nhiên, với cao răng bám đọng bên trong nướu thì bạn hoàn toàn không thể quan sát bằng mắt thường mà chỉ có thể phát hiện qua thăm khám của nha sĩ.
 |
Cao răng là nguyên nhân chính gây nhiều bệnh răng miệng |
Cao răng là nguyên nhân chính của khá nhiều các vấn đề răng miệng tiềm ẩn mà chúng ta ít để ý tới. Phần cao răng tích tụ lâu ngày trên cổ răng và dưới nướu sẽ khiến cho nướu bị viêm sưng đỏ, dần dần có thể bị tụt nướu khiến chân răng dài ra, thậm chí tiêu xương ổ răng. Có nhiều trường hợp cao răng không được làm sạch dẫn tới
viêm nha chu khiến bệnh nhân đau nhức, gây ra vấn đề hôi miệng và chảy máu chân răng, lâu ngày có thể khiến răng lung lay và rụng răng.
Cao răng còn là nguyên nhân gây bệnh viêm niêm mạc miệng, thậm chí các bệnh về họng và tim mạch. Do đó, lời khuyên nha sĩ lấy cao răng từ 4-6 tháng/lần là có căn cứ và không thể bỏ qua. Việc lấy cao răng quá thường xuyên cũng không cần thiết để tránh làm tổn thương đến nướu và chân răng.
Khi cao răng hình thành, bạn nên đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh những bệnh về răng miệng đáng tiếc xảy ra.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét